(Cinet) - Lễ hội đền Năng Yên diễn ra vào ngày 7 tháng giêng hàng năm, tại xã Năng Yên, huyện Thanh Ba. Lễ hội tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Tam Vị Đại Vương và cầu xin Tam Công ban cho mưa thuận gió hòa, cho muôn nhà được hạnh phúc.
|
(Cinet) - Lễ hội rước chúa gái thường được tổ chức vào ngày 7- 8 tháng giêng, tại thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao. Rước chúa gái là một lễ hội được mọi người tôn trọng và sùng bái.
|
(Cinet) - Hội làng Đào Xá được tổ chức vào ngày 9/7 âm lịch, tại Xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, nhằm suy tôn Hùng Hải Công và Tam vị Đại vương - có công giúp dân trị thủy, Quế Hoa công chúa.
|
(Cinet) - Hội làng Dị Nậu được tổ chức từ ngày 04/01 đến 06/01 Âm lịch tại xã Dị Nậu có tên tục là Kẻ Núc, thuộc huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ, nay là xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Hội tổ chức nhằm suy tôn Tản Viên, Cao Sơn, Quí Minh. |
Người ta tổ chức hát xoan không chỉ để vui chơi, chúc tụng các vua Hùng mà còn để cầu mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở nông thôn...
|
Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ vào các ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”, ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, và ngày “Tiên thăng” 25 tháng Chạp. Đặc biệt, ngày 7 tháng Giêng là ngày lễ chính và do trùng vào dịp đầu năm vừa đón Tết Nguyên Đán nên rất đông vui, nhộn nhịp. |
(Cinet)- Làng Bạch Hạc xưa kia là Phong Châu, kinh đô nước Văn lang đời Hùng Vương, nay là Phường Bạch Hạc thuộc Thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Phường Bạch Hạc hàng năm mở hai kỳ hội Xuân, kỳ đầu từ mồng 3 đến hết mồng 5 tháng giêng, kỳ sau từ mồng 10 đến 13 tháng ba. |
Hội chọi trâu Phù Ninh được tổ chức tại huyện Phù Ninh thuộc tỉnh Phú Thọ. Tương truyền rằng khi các tướng của vua Hùng đi săn qua chợ Hàm Rồng, thấy có 2 con hổ đang đánh nhau những người đi săn liền lấy giáo mác đâm chết 2 con hổ rồi đem mổ thịt ăn ngay tại chỗ. Để tưởng nhớ những người đi săn thời các vua Hùng, mỗi năm vào 2 ngày chợ phiên (5-5 và 10-10 âm lịch) là dân trong xã và các làng lân cận lại đem các thứ hàng hóa, sản vật đến kẻ bán, người mua rất nhộn nhịp, nhưng không phải chỉ có họp chợ mà còn dự tế lễ và chọi trâu. |