Thờ Mẫu là tín ngưỡng có từ lâu đời của cư dân Bách Việt. Đối tượng thờ phụng gồm những nhân vật nữ có công đức được dân gian sùng bái là Thánh Mẫu - người mẹ của trăm họ như: Mẫu Thoải, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Thượng Ngàn, Bà Liễu Hạnh, Bà chúa Kho… mỗi vị Thánh có hiệu linh riêng.
|
Nam Đông là huyện miền núi cực nam của tỉnh Thừa Thiên Huế. Là một huyện có dân số chỉ có 2,3 vạn người, trong đó người Cơ Tu chiếm đến 41%. Nếu vùng thượng nguồn sông Hương bên phía nhánh Hữu Trạch là vùng đất của người Tà Ôi, thì khu vực Tả Trạch lại là các thôn, bản của người dân tộc Cơ Tu sinh sống với nét đặc trưng riêng.
|
Người Pu Péo là tộc người chỉ sinh sống ở tỉnh Hà Giang và tập trung nhất ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Tuy dân số không đông nhưng người Pu Péo có bản sắc dân tộc đa dạng và bảo lưu được nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong năm, ngoài tết đầu năm mới, thì Lễ cúng rừng là quan trọng nhất đối với người Pu Péo.
|
Pồn Pôông là lễ hội có từ xa xưa mang đậm bản sắc văn hoá Mường. Lễ hội bắt nguồn từ “Sử thi đẻ đất đẻ nước” của người Mường. Pồn Pôông là lễ thưởng hoa, chơi hoa, thường được tổ chức vào mùa xuân. Tổ chức lễ hội Pồn Pôông, người Mường mong muốn mùa màng bội thu, bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Lễ hội thường tổ chức từ tối đến sáng và kéo dài đến 2, 3 ngày.
|
Hàng năm, trước khi bước vào một mùa vụ mới, các buôn làng ở Tây Nguyên thường tổ chức đua voi với ý nghĩa nhằm tôn vinh sức mạnh, sự mưu trí, dũng cảm, đồng thời thể hiện tình cảm với người bạn voi yêu quý. |
Lễ hội này được hình thành từ thực tiễn cuộc sống khó khăn, và tổ chức vào mùa xuân hàng năm khi cây măng vầu đắng đội đất mọc lên, khi cây "mạ rế" trong rừng nở hoa vàng đỏ.
|
Trong cuộc sống tinh thần của người Tây Nguyên nói chung và các dân tộc thiểu số ở Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng với thời gian, lễ hội đồng hành, lưu truyền qua bao thế hệ, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc trên địa bàn. |
Trong đời sống tâm linh của người Kinh theo đạo Phật có lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng 7 âl hàng năm, được xem là “mùa báo hiếu”- nét đẹp về lòng, tri ân, hiếu thảo của con cái với đấng sinh thành. Cũng mang nét đẹp đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, đồng bào dân tộc Khmer có lễ Đôl ta - lễ cúng ông bà tổ tiên, là một trong những lễ lớn trong năm - diễn ra trong 3 ngày, từ 29-8 đến 1-9 âl.
|