Cùng với những ngày tết đầm ấm vui tươi, nhân dân 24 thôn trong xã Đại Đồng, tỉnh Lạng Sơn, chuẩn bị các lễ vật cho lễ hội Bủng Kham- một lễ hội quan trọng nhất trong năm, đồng thời cũng là sự chuẩn bị cho vụ sản xuất mới…
|
Mồng bốn đi hội kéo co Mồng năm hội Ó chẳng cho nhau về, Mồng sáu đi hội Bồ Đề, Mồng bảy trở về đi hội Đống Cao…
|
Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà nhà ở các vùng quê Việt lại rôm rả chuyện đụng lợn. Một con lợn cỡ hai, ba chục cân, được 4 đến 8 nhà chung nhau mổ. Cách chia phần thịt được gọi theo góc, tức ¼ con lợn. Mỗi nhà một góc, hay nửa góc. Tùy vào số cân nhiều hay ít mà mỗi nhà quy ra thóc hay trả phần tiền tương ứng cho gia chủ.
|
Một mùa xuân mới lại về. Người ta thường chúc nhau những điều tốt đẹp nhất và cùng nhau trẩy hội cầu may. Đầu xuân, ở tỉnh Tuyên Quang diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia. Xin giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu.
|
Bà con nơi đây không còn nhớ lễ hội Đình Cổi có từ bao giờ, chỉ nghe các cụ già trong làng kể lại. Thời ấy, Mẹ là quốc Mẫu Hoàng bà cùng các vua thường qua lại đây dạy dân cách trồng trọt, khai phá ruộng nương, cấy lúa, trồng bông dệt vải...Nhớ ơn công đức, lời dạy của quốc Mẫu và các vua, người dân trong vùng đã lập miếu thờ. |
Mùa xuân, tiết trời mát mẻ, cũng là lúc khắp nơi vào mùa lễ hội. Thống kê cho thấy, cả nước có trên 500 lễ hội cổ truyền lớn nhỏ, mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng thường là hướng tới một đối tượng linh thiêng, anh hùng chống ngoại xâm, người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế... Châu thổ sông Hồng - chiếc nôi của nền văn minh lúa nước, cũng là nơi có rất nhiều lễ hội, làng nào cũng có lễ hội của riêng mình và nhiều lễ hội đã vượt khỏi lũy tre làng thành lễ hội của vùng, của cả nước.
|
(Cinet) - Hội rước pháo làng Đồng Kỵ là hoạt động tiêu biểu nhất mà người dân làng nghề giàu có nhất vùng Bắc Ninh còn lưu giữ được đến ngày nay, là nghi thức truyền thống được nhiều người dân mong đợi nhất trong suốt 3 ngày hội từ mùng 4 đến 6 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.
|
Khi cái lạnh sâu cùng những cơn gió hanh hao của mùa đông tràn về cũng là lúc khắp các thôn bản của đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Tây Nguyên rộn rã bước vào mùa cưới - mùa bắt chồng. Với họ, mùa xuân gõ cửa cũng đồng nghĩa với niềm vui nhân đôi ùa tới từng bản làng, ngõ xóm. Và, một trong những tín vật kết nối mang tính linh thiêng nhất là cặp Srí (nhẫn cưới). Xung quanh cặp nhẫn này là hàng ngàn điều huyền diệu mang đậm bản sắc Tây Nguyên.
|